Tìm kiếm
Close this search box.

[Bác Và Boss #6] Hướng dẫn xử lý bệnh cho thú cưng tại nhà (Phần 1)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Thú Y Thái Thị Mỹ Hạnh – CEO & Founder Bệnh viện Thú y Pet Pro.


 

Pet Prince tin rằng, trong quá trình nuôi dưỡng thú cưng, chủ nhân đã gặp không ít tình huống rắc rối như: mèo bị táo bón; chó bị ghèn, chảy nước mũi; mèo bị rận tai,… Vì nhiều lý do bất khả kháng, bạn không thể đưa thú cưng đến chuyên gia. Vậy, đối với trường hợp này chúng ta phải làm sao?

Trong bài viết hôm nay, Thạc sĩ, Bác sĩ Thú Y Thái Thị Mỹ Hạnh sẽ chia sẻ cách xử lý bệnh trên cho thú cưng tại nhà. Cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn chữa mèo bị táo bón

Bên cạnh các nguyên nhân như thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, liếm lông cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo bị báo bón bởi đây vốn là tập tính của loài mèo.

Trong trường hợp này, bạn cần trang bị một loại thuốc chống búi lông cho mèo như Air-lax. Loại thuốc này có chức năng kích thích nhu động ruột, giúp trực tràng dễ dàng đẩy phân ra ngoài, đồng thời tái hấp thu nước, làm mềm phân. 

Thuốc chống búi lông cho mèo như Air-lax

Cách dùng Air-lax:

– Trường hợp bình thường: Uống 1 tuần 1 lần 

– Trường hợp táo bón nhiều: Uống 1 tuần 3 lần

– Trường hợp táo bón day dẳn: Uống 1 liên tục mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần, khi bé “đi được” có thể cho uống cách ngày, 1 ngày nghỉ 1 ngày uống.

Ngoài ra, bạn có thể cho mèo ăn cỏ để kích thích đi tiêu hoặc chải lông thường xuyên để loại bỏ lông chết cũng như giảm lượng lông đưa vào cơ thể khi mèo liếm lông.

Hướng dẫn chữa chó bị ghèn, chảy nước mũi

Bạn có thể mua dung dịch nhỏ mắt Budle’Budle để trị đổ ghèn cho chó. Trường hợp miệng có mùi hôi hay chảy dãi bạn hãy dùng xịt vệ sinh răng miệng Budle’Budle kết hợp với kem đánh răng Budle’Budle. Nếu tình trạng của thú cưng càng nặng hơn, thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Cụ thể:

– Hôi miệng, miệng lỡ và chảy dãi: Liên quan bệnh gan, chứng urê huyết.

– Đổ ghèn, nhắm mắt: Liên quan bệnh care, ký sinh trùng.

Nếu thú cưng của bạn đổ ghèn và không mở mắt được hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lặp tức

Hướng dẫn trị rận tai ở mèo

Rận tai là những ký sinh trùng trú ngụ chủ yếu ở tai động vật. Rận tai mèo hút máu mèo và bài tiết ra những ráy tay màu đen. Bên cạnh đó, khi mèo bị rận tai cắn, da sẽ bị kích ứng và tiết ra chất dịch khiến tay mèo bẩn hơn.

Chủ nuôi hãy cho mèo sử dụng thuốc chuyên trị rận tai cho mèo. Chẳng hạn như thuốc Advocate, Frontline, Otoklen,… Lưu ý, không nên dùng thuốc trị ve, bọ chét thông thường. 

Về Bác Và Boss

“BÁC VÀ BOSS” là series chia sẻ kiến thức nuôi thú cưng chuyên sâu cùng bác sĩ. Đồng hành cùng Thạc sĩ, Bác sĩ thú y Thái Thị Mỹ Hạnh – CEO & Founder Bệnh Viện Thú Y Pet Pro để tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng nhé!

Xem ngay Hướng dẫn xử lý chó mẹ khi sinh, hamster bị nấm, chó bị chảy máu mũi,… tại video bên dưới!

Theo dõi website PETPRINCE.VN để có thêm nhiều kiến thức thú y uy tín và khoa học từ Bác sĩ.

Facebook
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chúng tôi gửi gắm mong ước phục vụ 
cùng niềm tin chân thành của mình
trong từng sản phẩm, dịch vụ chất lượng.

Subscribe to our newsletter

Sign up to receive updates, promotions, and sneak peaks of upcoming products. Plus 20% off your next order.

Promotion nulla vitae elit libero a pharetra augue